Saturday, September 13, 2014

Biện chứng pháp – GS Trần Văn Giàu

------------------------------   Hot!
Biện chứng pháp – GS Trần Văn Giàu

Tương quan giữa cá thể và tổng quát là thế.

Sự quan trọng của tương quan ấy về mặt phương pháp là thế.

Người ta thường nói rằng tổng hợp là một cách trình bày kết quả của phân tích. Nói như thế chỉ đúng có một phần mà thôi. Bởi vì, tổng hợp vừa là trình bày gọn kết quả của phân tích, vừa là tinh thần của sự phân tích. Tổng hợp là tư tưởng chỉ đạo cho sự phân tích để cho khi phân tích, tuy các bộ phận được xem xét riêng ra mà vẫn liền nhau để giữ cái toàn thể trong lúc chia phân, giữ cái vận động trong khi tạm ngừng, giữ cái sống trong cái chết.


Cho nên, rốt cùng lại không thể xem phân tích và tổng hợp là hai đường đi ngược nhau và kế tục nhau trong thời gian, phân tích và tổng hợp đi liền với nhau, bổ khuyết cho nhau. Vì bản chất của tự nhiên là tổng hợp cho nên phân tích mới có ý nghĩa, mới cần thiết và tổng hợp chỉ có ý nghĩa và cần thiết là bởi vì tự nhiên xu hướng đến sự tự phân tích trong quá trình vận động của nó. Không có phân tích thuần túy hay tổng hợp thuần túy. Tách ra và hợp lại là hai mặt thống nhất của tự nhiên giới, mà phân tích và tổng hợp trong khoa học chẳng qua là phản ảnh trong nhận thức mà thôi, nó tiêu biểu cái uy quyền của trí tuệ về sự nhận thức thực chất của vũ trụ.

Sự phân tích hiện nay có khác với phân tích cổ điển ở tinh thần cụ thể, tinh thần tổng hợp của sự phân tích của chúng ta. Ta trông thấy từng cây mà cũng trông thấy cả rừng và thấy rừng gồm những cây hiệp lại.

Lênin trích lục đoạn sau đây của Hê-gen về sự liên hệ mật thiết giữa phân tích và tổng hợp:

Ta lấy những bằng cớ sau đây để chứng minh rằng tư tưởng siêu hình không thừa nhận hay không muốn thấy cái tính chất thống nhất của vũ trụ. Những nhà tư tưởng phi biện chứng xem vũ trụ tựa như đống gạch, đống đất, trong đó các bộ phận gần như chồng chất lên nhau, xen lẫn nhau mà rời rạc, ví dụ như:

Ở đây xin có vài câu chú thích về tương quan giữa các khoa học, tương quan giữa các khoa học là sự biểu hiện tương quan giữa các bộ phận của vũ trụ.

Nhà khoa học hồi trước thế kỷ 19 tưởng tượng nguyên tử của các vật thể như là những viên đạn tròn méo, móc lại với nhau. Họ chưa biết rằng một điện tử của nguyên tử có thể chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia, hay là hai nguyên tử có thể “hùn vốn” chung 1, 2 điện tử với nhau. Họ chưa biết rằng sự di chuyển đó không tùy cách cấu tạo vật lý (hạt nhân, điện tử) mà tùy sự cấu tạo năng lượng phức tạp của vật thể làm cho vật thể biến đổi bản chất của nó đi ; sự biết đổi bản chất ấy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu của hóa học. Lớp điện ở phía ngoài có khả năng nhảy từ nguyên tử này qua nguyên tử kia, làm cho vật thể này biến thành vật thể khác (hóa trị và ái lực của vật thể). Những phản ứng về hóa học đều là những sự trao đổi về năng lượng (hiện tượng lý học) theo quy luật của lượng tử học. Cho nên có ngành hóa lý học. Lý và hóa không tách rời hẳn mà dính liền nhau.

Kỹ nghệ dược phẩm và kỹ nghệ thực phẩm làm cho ngành sinh hóa học (Biochimie) phát triển mạnh, nó nối liền hóa học với sinh học.

Quá trình hóa học tiếp diễn hàng phút trong sự sinh hoạt sinh vật bằng quá trình phản ứng hóa học; hiện tượng đốt oxy, thẩm thấu v.v… của phản ứng hóa học như ta đã thấy, được giải thích bằng một loại quy luật vật lý (lượng tử học).

Qua những tỷ dụ đã kể trên thì vũ trụ rõ là một toàn thể thống nhất, các bộ phận của vũ trụ, các môn khoa học của sự nhận thức đều xâm nhập lẫn nhau, không tách biệt hẳn ra được.

Mỗi bộ phận ấy liên hệ rất mật thiết với các bộ phận khác. Cắt rời mối liên hệ ấy, ta gọi là siêu hình. Nhận thấy mối liên hệ ấy, ta gọi là biện chứng. Siêu hình thì nghiên cứu sai, biện chứng là nghiên cứu đúng phương pháp.

Tư tưởng siêu hình hoặc không thấy sự liên quan tất yếu giữa các hiện tượng, hoặc không thừa nhận toàn bộ sự tất yếu ấy.

Có người sẽ hỏi rằng trong lúc các nhà khoa học tự nhiên và xã hội đã tìm ra được rất nhiều quy luật và trong lúc con người đã hàng ngày ứng dụng các quy luật ấy vào đời sống của mình, thì còn ai lại khờ khạo dại dột mà phủ nhận sự liên quan tất yếu nữa ?

Còn, còn rất nhiều. Cho nên mới có những người mù là những nhà khoa học tư bản ầm ỹ lên xung quanh “sự tự do của điện tử”, xung quanh “chủ nghĩa vô định” trong vật lý; cho nên họ thường nói rằng cái mà ta gọi là quy luật chẳng qua là sự bịa đặt của trí tuệ mà thôi. Trong phần vũ trụ quan và trong chương “phạm trù biện chứng” chúng ta đã nói nhiều về vấn đề này; ở đây không cần phải nhắc lại nữa, chỉ thêm rằng:

Nói vạn vật tương quan là nói tất yếu, là thừa nhân sự tồn tại của quy luật khách quan, tất yếu và phổ biến. Mỗi quy luật, đều tiêu biểu mối tương quan giữa các sự vật. Mỗi phương trình toán học đều tiêu biểu một mối tương quan, dù tiêu biểu một cách trừu tượng. Bảng Măng-đê-lép mà mỗi người sinh viên đều biết, nào phải là một sự kê khai khéo mà thôi đâu; mới ngó vào thì tưởng đâu như các vật thể xa rời nhau, thật ra tất thảy đều tương quan mật thiết ở trong số điện tích mà chính vì có như thế mới có bản ấy được, tựa như các sinh viên có tương quan về học lực, tư tưởng, công tác, mới có bảng bình nghị xếp hạng được.

Ở đây xin có vài câu chú thích về tương quan giữa các vật thể. Theo hóa học hồi thế kỷ 19, thì các vật thể (corps) là vĩnh viễn như những viên gạch của một vũ trụ bất biến. Angen không tin như thế. Nhưng lúc ấy Angen chưa có bằng cớ để phản đối một cách cụ thể. Ngày nay chúng ta biết rằng không thể phân loại các vật thể một cách cứng đờ tách biệt như thế được. Bảng Măng-đê-lép (quy luật tuần hoàn) xếp các vật thể theo “khối lượng nguyên tử” của các vật thể, các vật thể tương quan với nhau bằng khối lượng nguyên tử ấy, đi từ 0 (neutron) đến 92 (Uranium) và còn cao hơn nữa. Mỗi loại nguyên tử đều có một hạt nhân, chung quanh đó có một số điện tử; trừ điện tử hydro là đơn giản có một proton làm nhân, một điện tử âm chạy xung quanh, thì mỗi hạt nhân đều phức tạp mãi lên, gồm một số proton với số neutron quàng nhau, kết tụ với nhau, còn số điện tử quay chung quanh là bằng số proton trong hạt nhân ấy; trong hạt nhân Uranium có 92 proton, nên quanh nó có 92 điện tử; hydro chỉ có một; bảng Măng-đê-lép xếp loại các nguyên tố từ 0 đến 92 là vì thế.

Lượng tử học và quy luật của nó (trong vật lý học) cũng đồng thời là quy luật trong hóa học. Nó cắt nghĩa sự biến chuyển của một vật thể này thành một vật thể kia, ví dụ orthohydrogen thành parohydrogen.

Trong vũ trụ học bao la, từ Newton, người ta đã tìm được quy luật vạn vật hấp dẫn. Từ Einstein người ta không còn nhận định vũ trụ như là khối lượng nguyên tử bất biến vận động đều đều trong không gian trống rỗng và ba bề của Ơ-cờ-lít (Euclide) mà người ta đã biết rằng khối lượng, không gian và thời gian đều là một toàn thể thống nhất, trong đó các bộ phận không thể tách rời nhau.

Khoa học vật lý tìm thấy sự tương quan giữa vạn vật mà chưa biết rằng đó là luật vạn vật tương quan, cũng như xưa nay ta nói văn xuôi mà ta không biết rằng đó là văn xuôi ! Tự nghìn đời mỗi người dân đều nhận thấy sự đều đều của các hiện tượng xẩy ra: thời tiết, sống chết, mùa màng. Ai cho già chết là ngẫu nhiên ? Ai bảo mặt trời tự do mọc hay không mọc? Ai bảo ngẫu nhiên mà Cách mạng tháng 8 thành công? Ai dám nói rằng “ngẫu nhiên” mà phần lớn các thủ tướng bù nhìn đều ở đất Nam bộ, nơi có nhiều đại địa chủ nhất ở Việt Nam ?

Thế nhưng, ngay trong hàng ngũ người Mác-xít, hãy còn một số người không hoàn toàn thừa nhận lẽ tất yếu trong nhiều phạm vi của khoa học xã hội. Chính vì lẽ ấy mà Stalin đã cực lực công kích những nhà kinh tế học Xô-viết nào bảo rằng ở dưới chế độ Xô-viết, ở dưới chế độ xã hội chủ nghĩa con người có thể chế tạo hay sửa đổi quy luật kinh tế.

Quy luật khách quan là tất yếu ở chỗ nó biểu hiện mối tương quan giữa vạn vật. Nếu do ta chế tạo và sửa đổi nó thì nó không còn là tất yếu và khách quan. Quy luật không phải là cái khuôn khổ từ ngoài rập vào cho vũ trụ. Quy luật ở tự bản thân của vũ trụ, ngoài ý chí ta, ta chỉ tìm được nó, ứng dụng được nó, nhưng không chế tạo nó được, cũng không bôi bỏ nó được. Nó biểu hiện sự tương quan khách quan phức tạp giữa các sự vật; nó tiêu biểu cho sự xâm nhập vào nhau, dính dáng lẫn nhau giữa các hiện tượng trong không gian và thời gian.

Có người sẽ hỏi; vậy nguyên nhân luận và quyết định luận (khi hai học thuyết này đã được giải thoát khỏi những tàn tích duy tâm và siêu hình) không đủ hay sao mà phải đưa ra quy luật vạn vật tương quan ? Vạn vật tương quan có bài trừ những nguyên nhân luận và quyết định luận không? Nếu không thì có quan hệ gì giữa các quy luật ấy ?

Cả hai nguyên nhân luận và quyết định luận không diễn tả được sự hỗ tương quan hệ giữa các hiện tượng, không diễn tả được sự tác động và phản ứng lẫn nhau giữa các hiện tượng, các bộ phận cấu thành vũ trụ. Tỉ như nhân A sinh quả B; quả B được sinh ra thì ảnh hưởng ngược lại với nhân A; thời thế xã hội tạo ra vĩ nhân, vĩ nhân xuất hiện có sức thay đổi thời cuộc; thầy dạy học trò, học trò tiến làm cho người thầy tiến thêm; sự lao động đổi tay vượn thành tay người nhưng tay đổi đi thì ảnh hưởng tốt đến lao động, v.v… Luật vạn vật tương quan nhấn mạnh vào sự tác động và phản ứng, ảnh hưởng qua lại rất phức tạp giữa các hiện tượng. Nó không có tính chất phiến diện, một chiều như nguyên nhân luận, hay quyết định luận.

Hiện giờ nhà khoa học đã tìm thấy rằng khi con người nghiên cứu sự vật, thì chính sự nghiên cứu đó, sự quan sát đo lường đó đã sửa đổi sự vật được nghiên cứu. Tỉ dụ như khi ta chiếu ánh sáng vào để xem xét đo lường một vật nào thì nội cái ánh sáng ấy đã cải biến sự vật ít nhiều rồi; nhà khoa học không thể không để ý đến sự cải biến ấy nếu họ muốn nghiên cứu một cách chính xác.

Chúng ta thử lấy vài tỉ dụ để chứng minh sự tác động và phản ứng giữa các hiện tượng.

Trong tự nhiên, nhiều vùng ở Liên Xô bị bão cát, bão tuyết, sa mạc thắng thế, cây cỏ điêu tàn. Stalin ra lệnh trồng những băng rừng, đắp những đập nước trong những vùng ấy. Băng rừng ngăn được cát, giữ được tuyết; cây cỏ có thêm nước để mọc dễ dàng hơn; khí trời nhờ cỏ cây nhiều hơn mà êm dịu bớt nóng đi; mưa móc thường hơn trước; cây cỏ rừng rú lại xum xuê hơn, cầm thú sinh nở nhiều hơn, con người sống dễ dàng. Các xứ phụ cận cũng bị ảnh hưởng đến v.v…Và sở dĩ có sự biến đổi thiên nhiên đó là vì có cách mạng tháng 10, có chính quyền Xô-viết, có quyền lãnh đạo của Đảng. Các hiện tượng ảnh hưởng và phản ứng lẫn nhau như thế.

Trong xã hội, cơ sở kinh tế quyết định, các bộ phận của thượng tầng chính trị, văn hóa, tư pháp. Đó là một sự thật. Nhưng chưa đủ, còn phải thấy rằng thượng tầng tư pháp, văn hóa, chính trị ấy ảnh hưởng ngược lại với cơ sở kinh tế, làm cho cơ sở kinh tế vững trãi hơn, mau thành tựu; đó là chưa kể rằng các bộ phận của thượng tầng kiến trúc đều có tác động tương hỗ với nhau; chính trị đẩy mạnh văn hóa tới trước, văn hóa phát triển làm cho nhân dân tham gia chính trị một cách thấm nhuần hơn, v.v… Nếu không nhận thấy rõ sự hỗ tương tác động phức tạp đó thì không còn là biện chứng nữa, không còn là Mác-xít nữa.

Phải biết tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện ý chí của mình và ý chí của mình phải tùy thuộc vào quy luật khách quan.

Đồng chí Stalin trình bày quy luật vạn vật biến chuyển như sau:

Tây phương có phương ngôn: ”Không có gì mới dưới mặt trời”. Đông phương lại có câu: “Thiên địa tuần hoàn chu nhi phục thủy.”, trời đất xoay vần, hết vòng rồi trở lại chỗ cũ. Câu trên có ý nghĩa rằng không có gì thay đổi cả; xưa sao nay vậy, sau này cứ thế mãi mãi. Câu dưới có ý nghĩa rằng vũ trụ đi vòng lẩn quẩn, không có gì thật là mới.

Trong suốt đời phong kiến ở Đông phương cũng như ở Tây phương, người ta quan niệm rằng khoa học và tư tưởng ở thời thượng cổ đã đến mực cùng tột rồi, không còn phát triển được nữa. Bên này thì hễ “Tử viết” là bằng chứng của chân lý tuỵệt đối; bên kia hễ “Aritôt nói rằng” thì cũng thế. Người ta chỉ lo học cái cũ mà thôi; “ôn cố tri tân”. Ngay A-vi-xen (Avicenne) - nhà khoa học y sĩ và triết lý trứ danh ( mà chúng ta vừa kỷ niệm theo quyết nghị của Hội đồng Hòa bình thế giới), người đã tìm ra được nhiều cái mới cho khoa học, cũng viết rằng:

Quan niệm rằng tư tưởng và khoa học đã đến mực cùng tột rồi, không còn phát triển được nữa, chỉ cần học trong sách vở của “thánh hiền” để lại thôi, quan niệm ấy rất là tai hại.

Đó là tư tưởng siêu hình. Tư tưởng siêu hình thấy tĩnh không thấy động, không thấy biến chuyển mà chỉ thấy vĩnh hằng; nếu nó thấy đổi thay thì hoặc nó chỉ thấy đổi nơi thay chỗ (trong không gian) mà không rõ sự thay đổi trong thời gian, hoặc chỉ là thấy sự đổi thay trong vòng luẩn quẩn.

Angen nói :

Nhờ kính ngó xa, rất xa trên không trung, ta thấy những vầng mù, những tinh tú đương thành hình và những tinh tú đương chết, đã chết. Giả thuyết của Kăng về lịch sử hệ thống mặt trời được chứng minh: hệ thống mặt trời của ta cũng như vô số mặt trời khác trong vũ trụ, đều có sinh nở, phát triển, và sẽ có ngày tiêu diệt, chết đi, chưa phải là ngày mai hay ngày kia chúng ta khỏi phải thắc mắc vội.

Khoa học ngày nay cũng đã biết được phần lớn lịch sử của trái đất; từ vũ trụ trần mà ra, nó trải qua bốn thời kỳ lớn mà hiện giờ là thời kỳ thứ tư, chắc chắn chưa phải là thời kỳ chót. Trên quá trình phát triển đó, không phải là trên quả đất lúc nào cũng có cỏ cây, cầm thú và con người: đầu tiên không có sinh hoạt gì cả, từ từ trái đất đủ ấm áp, có điều kiện cho sinh vật nở ra, thực vật rồi động vật, rút cùng là đến con người có trí tuệ.

Trái đất có lịch sử, có sự biến đổi trong thời gian biến đổi có thể gọi là chậm so với mỗi đời người, cho nên ta thấy dường như nó không biến đổi. Dưới đất sâu, còn di tích hình dáng hài cốt của cây cỏ cầm thú, con người đời trước; di tích ấy chứng minh sự biến chuyển của các giống, các loài trong thời gian. Xưa khác nay khác. Các viện bảo tàng lớn đều có đủ bằng cớ của sự biến chuyển ấy, không còn ai dám nghi ngờ nữa, không còn ai nói ngược lại được nữa. Thuyết cố định bị đánh đổ hoàn toàn.

Từ thượng cổ đến thế kỷ 19, người ta tưởng tượng rằng cái gì thay đổi tiêu hủy hay sinh sôi, chớ nguyên tử, điện tử, ly tử v.v… những vi phân tử ấy, những nguyên tố ấy thì rõ ràng là bất diệt, đời đời vẫn thê.

Khoa học vật lý ngày nay đã chứng minh ngược lại. Trong những điều kiện nào đó, neutron biến thành proton, còn electron và proton biến thành lượng tử ánh sáng. Nguyên tử này cũng có thể biến thành nguyên tử kia, đó là sự đổi loại, sự biến chất tự nhiên, do đó biến chất tự nhiên mà con người có thể gây ra biến chất nhân tạo. Tuy rằng cả vũ trụ vô cùng lớn này được xây dựng trên cơ sở của những vi phân tử, cái vũ trụ ấy biến chuyển, các vi phân tử ấy biến chuyển, không có gì là vĩnh viễn cả, chỉ có sự biến chuyển là vĩnh viễn thôi.

Về lịch sử của xã hội loài người, thì chứng minh càng rõ hơn nữa rằng vạn vật biến chuyển, tuyệt đối không thể ai chứng minh rằng “xưa cũng như nay”. Thời cộng sản nguyên thủy không có giai cấp thống trị; sau đó thì quả xưa có thống trị, nay còn có thống trị, nhưng mà nội dung của sự thống trị ở mỗi chế độ có khác nhau: phong kiến áp bức nông dân (chế độ phong kiến), tư bản bóc lột vô sản (chế độ tư bản), đa số công nông thống trị thiểu số tư bản địa chủ (chế độ dân chủ nhân dân). Tây bắt dân ta đi phu cho chúng thống trị dân ta; còn dân thì đua nhau đi dân công để giải thoát lấy mình, hai điều ấy không so sánh với nhau được. Tự tư tự lợi là bản chất của bọn bóc lột, không phải bản chất công nhân. Chuộng hình thức là tính phong kiến Việt Nam suy tàn, cứ xem dân ta đánh giặc thì không thể nói người mình chuộng văn khinh võ. Sờ sờ trước mắt, Liên xô và nhiều nước dân chủ nhân dân xây dựng xã hội không giai cấp, không người bóc lột người, thì còn đâu “cá lớn ăn cá bé”, còn đâu cuộc chiến tranh giữa các dân tộc ? Ngay đến các chân lý: có gì vĩnh hằng ? Vì nhận thức của loài người, như trên đã chỉ rõ, là cả một quá trình đi từ chỗ dở đến chỗ hay, từ thiếu sót nhiều đến thiếu sót ít, lần lần tiếp cận với cái chân lý khách quan. “Phải”, “quấy”, “chính”, “tà” trong xã hội có giai cấp, thường có ý nghĩa tương đối; nếu tốt cho tư bản, ắt là xấu cho công nhân, tâm lý giai cấp khác nhau tùy ở điều kiện sinh sống.

Có người sẽ hỏi:

“Núi mòn, biển cạn, người trẻ, lớn, già, chết, ai nấy đều thấy. Còn như một tảng đá chẳng hạn thì nó vận động, nó thay đổi thế nào “ ? - Thưa, có ba lẽ vận động của tảng đá ấy:

Vận động biến chuyển của tảng đá dó trong không gian và thời gian là như thế. Đó là chưa kể rằng nó tham gia cuộc vận động chung của cả quả đất trong cả hệ thống mặt trời.

Nói tóm lại cái động là trạng thái thường xuyên của sự vật lớn, nhỏ. Vận động mới là vĩnh hằng; cái vĩnh hằng duy nhất chính là sự vận động, sự biến chuyển. Còn cái tĩnh chỉ là tương đối, đặc biệt, có nó là khi nào ta tạm lấy một đoạn ngắn trong không gian và thời gian để xem xét (như một ngày trong đời người, như một năm trong suốt lịch sử v.v…) có nó là khi nào ta xem xét với ý nghĩa tương đối và tạm thời rằng trước khi có một cái biến chuyển về chất trước khi chất cũ thành chất mới, loài này qua loài khác, thì chỉ có biến chuyển về số ở trong các chất chưa biến đổi; hay nó là khi nào, từ khi bắt đầu một lời nói, một bài, một quyển sách, ta dùng một chữ với ý nghĩa nào thì đến cuối cùng chữ ấy phải giữ nguyên cái ý nghĩa đầu tiên, bằng không sẽ không ai hiểu ta cả, mà chính mình sẽ không hiểu mình nữa.

Người nào thấm nhuần biện chứng pháp thì không than phiền không sợ hãi trước cái gì đương chết, đã chết: ngươì vật chế độ, ngay cả trái đất hay hệ thống mặt trời. Trái lại ta xem đó là tất yếu cho cái gì đương sống, đương tiến.

Ví dụ như ta già ta chết sau khi làm tròn phận sự người dân, có cháu con xa gần nối nghiệp cách mạng, thì có thắc mắc băn khoăn gì ? Từ vật chất vô sinh ta sinh ra, rồi ta trở về với nó, có gì là sợ hãi và xót xa ? Cũng ví dụ Việt Minh công lao vĩ đại, 10 năm chiến đấu anh dũng, nay đến lúc hòa vào mặt trận Liên Việt, đó là một điều kiện làm cho sự thống nhất dân tộc càng vững, kháng chiến càng mau đến thắng lợi, Việt Minh làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó, không còn dưới hình thái cũ nữa; có gì là tiếc ?

Người nào thấm nhuần biện chứng pháp lại càng không bi quan hoảng hốt, thối chí trước một lực lượng hung tàn, phá hoại dã man nào đang thịnh hành, đương tràn ngập cả thảy; vì ta trông thấy cái quá trình, cái “đang trở thành” của nó, ta thấy những điều kiện diệt vong của nó, ngay trong lúc nó còn khỏe mạnh, còn được nhiều người xu phụ (nghiên cứu thái độ của cộng sản, Việt Minh, hồi Pháp còn rất mạnh hay hồi Đức Nhật đương đại thắng khắp Á Au).

Và người thấm nhuần biện chứng pháp không khinh miệt những mầm non, dù yếu ớt của tương lai. Vì ta biết chắc rằng trong lúc đối phương của nó còn mạnh hơn mà có cơ lùi dần, lùi mãi, thì mầm non ấy có cơ tiến lên, tiến mãi. Ta lại hết sức phù trợ cho mầm non tiến bộ ấy mau lên; ta căn cứ sự hành động của ta vào sức mạnh đang lên ấy, dù có tạm lùi, tạm thời thua, ta cứ tin vào sự phát triển của sự vật bằng cái mầm non ấy. (Nghiên cứu tại sao Đảng dựa vào giai cấp công nhân, mặc dầu giai cấp này không phải là giai cấp đông nhất, có học thức nhất hay có tiền của nhất).

Quan niệm biện chứng là quan điểm lịch sử, phương pháp biện chứng nghiên cứu hiện tượng trong quá trình biến chuyển của nó, không thừa nhận cái gì là vĩnh hằng cả, chỉ có sự biến chuyển là vĩnh hằng.

Cần phải nhận định rằng cái “quá trình”, cái “trở thành” của mọi sự vật không phải lung tung, vô phương hướng, trở thành bất cứ caí gì, mà ngược lại là có phương hướng, phương hướng đó là sự phát triển mặc dầu có thể có những ngẫu nhiên bề ngoài, những sụt tạm thời.

Trái đất ngày nay có nhiều điều kiện cho sự sống hơn trước: bằng cớ là phải đến một lúc nào trong quá trình biến chuyển của nó thì từ vô sinh vật mới phát sinh ra sinh vật. Trong quá trình biến chuyển của sinh vật thì đơn bào xuất hiện trước, sau mới tới đa bào, loài không xương sống có trước loài có xương sống, rốt cùng mới đến loài có vú, loài người. Đó là một số tỉ dụ lấy trong tự nhiên giới để chứng minh sự phát triển.

Còn trong xã hội thì loài người đã bắt đầu từ công xã nguyên thủy, và ngày nay, như ở Liên xô đã bước những bước dài vào chủ nghĩa cộng sản văn minh, qua những chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản. Các chế độ nối tiếp nhau, cái sau tiến hơn cái trước về trình độ phát triển của sự sản xuất.

Sự phát triển của khoa học từ thượng cổ đến giờ, sự phát triển của triết học cũng thế, đều chứng minh những bước tiến bộ của tư tưởng, lẽ cố nhiên lịch sử đã ghi nhiều lúc đình đốn, nhiều bước thoái nữa; ví dụ trong mấy thế kỷ phong kiến tây âu trước thời Phục hưng, hay ví dụ như ở Trung Quốc, nhà Mãn Thanh có giật lùi xã hội Trung Quốc so với nhà Minh, ít nhất là trong lúc đầu. Hoặc ở Việt Nam, sự xâm lăng của nhà Minh có làm cho kinh tế, văn hóa ta thoái bước tạm thời. Nhưng quá trình biến chuyển chung vẫn là hướng tới trước, đi lên cao hơn.

Có người đã hỏi: vậy một tảng đá phát triển thế nào? Cần phải trả lời rằng biện chứng pháp là quy luật tổng quát nó nghiên cứu sự vận động của toàn bộ. Toàn bộ phát triển, nếu trong toàn bộ đó, có những cục bộ bị tiêu hủy đi và tạo thành điều kiện cho toàn bộ phát triển, thì cái tiêu hủy kia cũng là một mặt, một lúc của sự phát triển chung mà thôi. Đá mòn, đá nát, rễ cây hút chất nó, nó nuôi cây, cây cỏ nuôi súc vật, súc vật làm miếng ăn cho con người, con người phát triển sản xuất, cải tạo vũ trụ. Điều ấy có gì là khó hiểu ?

Có người khác hỏi: vậy quy luật Các-nô (Carnot) về “năng lượng trụy lạc” so với biện chứng pháp, thì cái nào đúng, cái nào sai ? Nói rằng “tất cả đều nói chung là phát triển” là trái với sự phát minh của Carnot nói rằng do năng lượng trụy lạc đi mà một ngày kia cả vũ trụ đều “chết lạnh”.

Ở đây, cần thưa rằng cái kết luận trên kia là duy tâm, phản khoa học, nó ủng hộ cho cái thuyết “tận thế “của tôn giáo. Ngược lại, với sự lo lắng sai lầm ấy, thì khoa học đã tìm thấy rằng, nếu có những hệ thống mặt trời, tinh tú đang suy tàn, đã chết, thì ngược lại có những cái khác đang thành. Năng lượng mất ở đây, tụ ở nơi khác, kỳ thật không mất vào đâu cả. Kết luận duy tâm về nguyên lý Các-nô giữa đường lại gặp cái thêu dệt của tên vật lý học phát xít là Jordan (1946) tên này nói lếu láo rằng hắn tìm thấy những ngôi sao từ hư vô xuất hiện ra và khi xuất hiện thì phát ra năng lượng không biết từ đâu mà đến, do đâu mà có. Một bên là nói “tận thế”, một bên là nói “sáng tạo” hai bên gặp nhau.

Từ lâu, Lênin đã dạy rằng vũ trụ là vô tận, mà mỗi vi phân tử của vũ trụ cũng là vô tận. Ngày nay hơn là lúc nào cả, quy luật bảo tồn năng lượng, bảo tồn vật chất được chứng minh rất rõ. Vị chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên xô, ông Vavilốp có viết rằng:

Hê-gen, Mác, Angen nhiều lần dùng danh từ “phủ định cái phủ định”. Trong quyển “Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử “ Stalin không nhắc đến danh từ “phủ định cái phủ định” nữa, mà lại dùng danh từ “đấu tranh giữa cái cũ và cái mới”. Chắc rằng đó là bởi vì “phủ định cái phủ định” trong từ ngữ Hê-gen (theo lời phán đoán của Angen) có một ngoại diện mù mờ, thần bí nữa; nó làm cho nhiều người khó hiểu, phải bóc cái vỏ mù mờ thần bí đó đi thì mới thấy rõ nội dung chính xác của “phủ định cái phủ định”.

Vậy “phủ định cái phủ định” là gì ?

Theo ý nghĩa thông thường thì phủ định một vật gì, một ý gì, là tiêu hủy nó đi, bác bỏ nó đi. Trong triết học biện chứng, từ Hêgen, “phủ định” có hai ý nghĩa thống nhất lại, nó tiêu biểu cái quá trình biện chứng. Phủ định không phải chỉ là bôi bơ nữa mà là “giữ lại và vượt qua”. Ví dụ nói: triết học duy vật biện chứng là sự phủ định các thứ triết học có trước nó”. Nói như thế là nói rằng triết học duy vật biện chứng đã là một tầng triết học cao hơn trước, một chất triết học mới hơn trước; mà đồng thời nó bao gồm những ưu điểm căn bản của các triết học trước, giữ lại và vượt qua là thế. Jđanốp nói:

Cả vũ trụ phát triển theo cái quá trình biện chứng “phủ định cái phủ định” nghĩa là cái cũ gây ra cái mới, cái mới phát sinh từ trong cái cũ, cái mới gồm cái cũ mà cao hơn; cái mới lại thành cái cũ khác, gây ra cái mới khác v.v… cứ như thế mãi mà tiến.

Hạt lúa bị gà ăn, bị trâu đạp nát, đó là phủ định thường, không phải biện chứng; không phải tự thân biến chuyển của hạt lúa. Trái lại hạt lúa được gieo xuống đất ướt, cây lúa phủ định hạt lúa, rồi cây lúa sinh ra bông lúa với nhiều hạt hơn, thế là bông lúa phủ định cây lúa. Mỗi vật, mỗi hiện tượng phủ định hiện tượng trước, vật trước để chờ đến lượt nó bị phủ định.

Lịch sử của quả đất là cả một loại phủ định cái phủ định. Lớp địa chất bị hao mòn, phá vỡ để thành ra lớp địa chất mới; cái mới bị ấy hao mòn phá vỡ đi để thành ra lớp mới hơn; rốt lại bây giờ ta có những núi, đồng, sông, bãi, những hóa chất cho thực vật và động vật phát triển phong phú vô cùng.

Lịch sử của xã hội cũng chứng minh rõ cái quá trình biện chứng ấy. Lấy một tỉ dụ: tư hữu của thủ công, của nông dân bị đại tư bản và địa chủ “phủ định” đi; các anh chủ nhỏ bị vô sản hóa, tài sản tập trung của đại tư bản, đại địa chủ được dựng lên, rồi tài sản tập trung của đại tư bản, địa chủ ấy bị phủ định bằng cách mạng vô sản, cách mạng này tổ chức chế độ tài sản công cộng của quốc gia hay tài sản công cộng kiểu nông trường hợp tác xã.”Bọn tịch thu bị tịch thu”. Ay là phủ định cái phủ định.

Ta đã nói về triết học, tỉ dụ đó chính là “phủ định cái phủ định” trong lĩnh vực tư tưởng.

Angen nói:

Từ ngày sau thế giới chiến tranh lần thứ nhất, lúc nào giai cấp công nhân Việt Nam còn là một lớp người rất ít, ít về số, ít về học, ít cả về tranh đấu, Hồ Chủ tịch đã trông thấy cái lực lượng mới ấy, căn cứ vào nó, chính vì thế mà Hồ Chủ tịch đã thành công. Phục vụ giai cấp đang lên, căn cứ vào nó, tức là đẩy mạnh lịch sử tới trước. Trong uy vũ nhất thời của đế quốc Pháp, của bọn Nhật, Đức, của Quốc dân Đảng Trung Hoa, chúng ta đã thấy rõ cái sắp chết của chúng nó. Ngược lại, có một số người lầm đường, không phải vì kính phục, tán thành chúng nó đâu, mà vì không nhận xét một cách biện chứng, vì thấy ngày nay không thấy ngày mai, thấy cái mạnh mà không thấy cái yếu nằm trong và tiến trong cái mạnh lầm thời đó. Chúng ta không vướng víu quá khứ, không bị quá khứ mê hoặc; chúng ta ngó thẳng đến tương lai căn cứ sự hành động của ta vào những lực lượng tiến bộ, tin chắc rằng chỉ có cái gì luôn luôn tiến bộ thì cái ấy mới là vô địch; chúng ta luôn luôn tiến bộ, chúng ta là vô địch. Ap dụng nguyên lý của Stalin về sự tranh đấu giữa cái cũ và cái mới, quy luật của sự phát triển, chúng ta mạnh dạn đấu tranh chống lực lượng phản động như đế quốc, phong kiến, đẩy lui nó, tiêu diệt nó, chúng ta phát triển chế độ dân chủ nhân dân là cái mới, là lực lượng tiến bộ; chúng ta cũng mạnh dạn phê bình, tự phê bình, cương quyết sửa chữa khuyết điểm rời bỏ tư tưởng cũ, tác phong cũ, vứt không tiếc những cái gì hủ bại, để tiến bộ luôn luôn, để luôn luôn thu càng nhiều thắng lợi. Cái gì đủ cho ngày nay không còn đủ cho ngày mai. Cầu tiến là đức tính của người cách mạng. Cái gì đình đốn thì cái đó thoái bộ, cái gì thoái bộ thì cái đó sẽ chết. Tự mãn tự túc rất là nguy hiểm. Cái cũ, sức phản động, cũng như biến chuyển như ta, song nó biến chuyển về đằng sau; ta cũng biến chuyển, song ta biến chuyển trên chiều phát triển, rốt cùng cái hướng tới trước bao giờ cũng hơn cái hướng giật lùi thì sự thắng lợi của ta không còn đáng nghi ngờ gì nữa được.

Cần phải chú ý đến vài điểm sau đây về mặt phương pháp:

Mỗi loại hiện tượng có cái quá trình biến chuyển cụ thể của nó, có cách phủ định riêng của nó. Cho nên không thể trông cái quá trình phát triển của loại hiện tượng này vào loại hiện tượng kia. Phải nghiên cứu một cách cụ thể những quá trình biến chuyển cụ thể của từng loại hiện tượng (chế độ xã hội, kinh tế, địa chất, hạt lúa, triết lý v.v…)

Nói một cách khác, học âm giai chưa phải là biết đàn; biết quy luật phủ định của phủ định, chưa phải là biết cách phủ định cụ thể trong mỗi trường hợp. Gieo lúa khác, mà phủ định về triết học lại khác, không có một công thức “vạn ứng”.

- Phương pháp biện chứng đòi hỏi ta đứng về quan điểm lịch sử mà nghiên cứu, nghiên cứu mọi hiện tượng trong quá trình phát triển, diệt vong của nó, chú trọng đặc biệt vào yếu tố thời gian, vào sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới.

- Luôn luôn chống lại với tư tưởng thủ cựu, chống lại với chủ nghĩa giáo điều khô héo. Phải biết phát triển tư tưởng theo điều kiện mới. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lê là không bị chủ nghĩa nào vượt qua, không bị ai bỏ nó lại sau, vì nó luôn luôn phát triển, nó không phải là giáo điều, nó không cần ngần ngại gì mà sữa chữa những công thức cũ cho hợp với tình thế mới: (mặt trận phản đế 1930-1935 chuyển thành mặt trận bình dân 1936 – 1938 rồi Việt Minh, Liên Việt, v.v…).

Sự phủ định, vượt qua, tổng hợp, khác hẳn với chủ nghĩa chiết trung; chủ nghĩa chiết trung lượm đây một tý, lượm đó một tý, cộng lại không đầu đuôi hệ thống, thành một món thỏa hợp, không phải là một tầng phát triển cao hơn. Sự phát triển, phủ định cái phủ định, là sự biến chuyển từ lượng sang chất, sự giải quyết mâu thuẫn mà ta sẽ thảo luận đến.

Chúng ta đã nói rằng “phủ định cái phủ định” là một quy luật của tự nhiên, xã hội, tư tưởng, tức là quy luật của hành động, cho nên trong các lãnh vực công tác hằng ngày, nó dắt dẫn ta, ta phải tùy theo đó thì mới đạt được thắng lợi. Tỉ dụ, trong văn nghệ ta, có lúc ta làm bản nhạc, bài ca bằng cách gạt bỏ truyền thống nhân dân cũ, gạt bỏ tinh thần dân tộc trong âm thanh, trong điệu múa, thứ phủ định ấy không có tính chất xây dựng, nó mất gốc, nó không bao gồm cái cũ trong lúc nó mang tính chất mới. Ngược lại, từ lúc mà, dưới sự hướng dẫn của Đảng, ta “phủ định” đúng biện chứng, nghĩa là tạo ra một chất văn nghệ mới thích ứng với điều kiện xã hội mới, mà đồng thời bao gồm, tiếp nối cái cũ, vượt qua cái cũ của dân tộc, thì nhà văn nghệ trong thấy rõ triển vọng sáng tác của mình, nhân dân lại thưởng thức sâu sắc và nhiệt thành nền văn nghệ cách mạng.

Stalin trình bầy quy luật chất lượng hỗ biến như sau:

Và Stalin nói về đặc điểm của phương pháp biện chứng chiếu theo quy luật chất lượng hỗ biến này:

Để đi sâu vào quy luật biện chứng này, chúng ta sẽ chú ý đến những vấn đề căn bản sau đây:

Khi ta bàn đến lượng và chất, chúng ta cần nhận định dứt khoát rằng hai phạm trù ấy dính liền với nhau, không tách rời nhau. Không thể có lượng mà không có chất, cũng không thể có chất mà không có lượng. Chất và lượng là hai mặt của một sự vật. Ví dụ: như khi ta nói một lít nước thì một lít là lượng, mà nước là chất; một bầu không khí, một bầu là lượng không khí là chất.

Nhiều nhà tư tưởng siêu hình của tư bản, như Béc-son chẳng hạn, tách rời lượng và chất. Cứ theo Béc-son thì sự biến chuyển của vật chất chỉ là sự biến chuyển về lượng, còn sự biến chuyển của tinh thần chỉ là sự biến chuyển về chất; cái gì bên ngoài là lượng, cái gì bên trong mới là chất, chất thì không lượng, lượng thì không chất. Ý kiến của Béc-son, là như thế.

Khỏi phải thảo luận dài, ai cũng thấy, cũng biết rằng không đợi tới tinh thần mới là chất: nước, hơi, đá đều là chất; trời lạnh nước thành đá, trời nóng đá ra nước, đun nước nước thành hơi; ba chất khác nhau. Hay là phong kiến đổ, tư bản lập; tư bản đổ, cộng sản lên, phong kiến, tư bản, cộng sản là ba chất khác nhau của xã hội loài người.

Còn tinh thần thì, nào phải có chất không, mà không có chất lượng? Cái gì đeo nó, cái gì mang nó, nó căn cứ vào cái gì? Tinh thần duy tâm của ông Béc-son căn cứ vào cái xác, khối óc, trái tim, cuộc sống của ông Béc-son; tinh thần đơn sơ của con voi được cái xác to cái đuôi nhỏ của con voi mang nó. Làm chi có cái tinh thần vu vơ trên không trung?

Một vũ trụ, nếu chỉ là số lượng, nó sẽ tựa như một mớ tơ vò, rối ren không gì phân biệt với gì cả, không sống được. Mà ta sống được, ta phân biệt được sự vật, sự vật phân biệt với nhau, chớ không phải chỉ có cái to cái nhỏ, cái ít cái nhiều mà thôi; thực ra thì cái gì ra cái ấy, nghĩa là có chất. Một vũ trụ, nếu chỉ là chất, sẽ tựa như một đám sương mù đặc biệt, vô hình, vô dạng không thể hiểu được, không cơ cấu; mà vũ trụ có cơ cấu, ta hiểu nó được, đo lường nó được, nghĩa là nó có lượng.

Sở dĩ nhà tư tưởng tư bản tách rời chất và lượng, chắc hẳn là có dụng ý là để làm cho người ta không nhận thấy, không trông chờ, không chuẩn bị những sự biến chuyển về chất ở trong cái vũ trụ đầy lượng.

Theo J.P.Sác (Sartre, nhà triết học sinh tồn luận của thời đế quốc suy tàn) thì toán học là khoa học của số lượng và chỉ của số lượng mà thôi; trong toán học không có gì là chất, không có sự biến đổi về chất. Cho nên theo Sác, biện chứng pháp có thể đúng ở các lĩnh vực nào, chứ trong lãnh vực toán học thì, vì có lượng mà không có chất, nên không có sự biến đổi về chất.

Lẽ tất nhiên là J. P. Sác lầm. Sao trong toán học lại không có chất. Có chứ! Một vài tỉ dụ đơn giản như : dấu âm và dấu dương, như trong 3 + 7 = 10, cái 10 ấy đã có cái gì khác hơn là 3 cộng 7, thí dụ như 3 và 7 không chia chẵn cho 2 được, mà 10 thì chia chẵn cho hai được ; cái hình đa giác và cái hình vòng tròn, đa giác tiếp cận với vòng tròn, biến thành nó, mà đa giác và vòng tròn là hai chất khác nhau.

Không thể trục xuất cái chất ra khỏi tóan học được ; đó là chưa kể rằng những tầng phát triển của tóan học từ một đường đến quan niệm một véc-tơ đã có chất lượng khác nhau rồi.

Tóm lại, trong vũ trụ chất và lượng đi đôi với nhau, đó là hai mặt thống nhất của một sự tồn tại cụ thể.

Bởi vậy cho nên khi ta nói “lượng đổi thành chất” là ta muốn nói rằng một sự vật từ trạng thái này biến thành một trạng thái khác, rằng sự tiệm tiến sự biến đổi tăng tiến dần dần đến một mức độ nào đó thì “một số lượng nào đó của một phẩm chất nào đó sẽ biến thành một phẩm chất khác với một số lượng khác” (ví dụ hơn một lít nước đá biến thành một lít nước lỏng).

Ơ đây chúng ta cần đính chính một quan niệm sai lầm về công thức đương lượng giữa khối lượng và năng lượng (E = m × c² ) nói cho đúng đó là qui luật tương quan giữa khối lượng và năng lượng ; giữa vật chất và sự vận động luôn luôn đi đôi với nhau chứ không phải là đương lượng giữa hai bên, cũng không phải khối lượng biến thành năng lượng, công thức ấy có ý nghĩa là : khối lượng của một hệ thống nào đó biến đổi thì có một sự biến đổi nhất định của năng lượng của nó, và ngược lại hễ có sự biến đổi của năng lượng thì nhất định có sự biến đổi tương ứng của khối lượng của hệ thống ấy.

Cho nên không thể nói “khối lượng biến thành năng lượng” để làm một tỉ dụ rằng đó là chất thành lượng.

Tiệm tiến là sự biến đổi từ từ, dần dần, liên tục, từng bước một, chỉ thay đổi bằng số lượng thôi, mà phẩm chất thì giữ nguyên như cũ, hoặc có đổi chất mà không có bộc phát, không có nhảy vọt. Tư tưởng siêu hình thường không thấy sự biến đổi, và nếu thấy sự biến đổi thì chỉ thấy sự tiệm tiến mà thôi. Họ sợ đột biến lắm, họ sợ sự biến đổi mau lẹ, sợ biến đổi từ thể chất này vùng trở thành thể chất kia. Nếu bất dắc dĩ mà tư tưởng siêu hình đụng chạm ngay với sự đột biến,bị bắt buộc phải cắt nghĩa cái đột biến thì họ sẽ cho rằng đột biến là hiện trạng bất thường, đặc biệt, không tất yếu; ví dụ như nó nói rằng: cách mạng Pháp sở dĩ nổi lên (1789-1793), đánh đổ nhà vua là vì Lu-y XVI vụng về, hay nói sở dĩ Cách mạng tháng Tám ta thành công là tại Việt Minh khéo lợi dụng cơ hội.

Sự thật thì sự đột biến, sự biến đổi về phẩm chất, phá liên tục, gây gián đoạn, một trạng thái này sang một trạng thái khác, là việc rất phổ biến, tất yếu.

Quy luật lượng đổi thành chất quyết định sự tồn tại khách quan của những hằng số, những điểm biến chất đã nói trên. Trước khi đến những điểm ấy thì sự biến chuyển là từ từ, liên tục, bằng số lượng (ví dụ như càng lúc càng nóng nhưng nước vẫn là nước), đến điểm kia (khí điểm) thì độp một cái, nước thành ra hơi, sự biến đổi này gọi là đột biến, không còn liên tục nữa mà gián đoạn, không còn giữ chất cũ nữa mà đổi chất. Có sự đổi lượng kia mới có sự đổi chất này.

Trong vật lý học, năng lượng biến đổi từ hình thái này sang hình thái nọ. Trong hóa học, sự biến chất lại càng thấy rõ hơn nữa; ví dụ như về loại acide mà thành cơ cấu là C, H và O thì tùy theo sự biến đổi số lượng của C, H và O ta có một acide mới:

Ta chồng chất những khối uranium 235 lên nhau 2, 3, 4, v.v… bỗng đến một số lượng uranium nào nhất định thì tất cả đều nổ lên; đó là “mức nổ”, đó là mức đột biến, cho nên người ta dùng nguyên lý này để làm bom nguyên tử: một quả bom nguyên tử gồm có 2 khối uranium 235 ở 2 đầu, cách nhau một khoảng trống; ở một đầu, có chất nổ và cái mồi; mồi cháy, chất nổ, đẩy khối uranium này đụng khối uranium kia, 2 khối đụng nhau tới hay quá “mức nổ” thì bom nguyên tử nổ lên, toát ra sức nóng bằng triệu độ. Đó là lượng biến chất.

Trong các giới sinh vật, sự biến chất cũng rõ rệt và phổ biến, bỏ con trùng thuốc lá vào chai, nó là chất muối (vô sinh); bỏ chất muối ấy lên lá thuốc, nó trở thành sinh vật, ăn hại lá thuốc. Gà mẹ ấp trứng, đến mực bao ngày đó, trứng nở thành gà con. Người già thì chết; sinh tử đều là mức đột biến, biến chất, phá liên tục, gây gián đoạn, kết quả của sự biến đổi lâu dài, liên tục về số lượng (sống lâu, ấp nóng, thêm bớt C, O, H, v.v…)

Hiện nay, người ta biết 96 nguyên tố của vũ trụ vật chất; người ta biết cái số điện tử quay chung quanh hạt nhân của một nguyên tử nào. Điện tử của một nguyên tử thuộc nguyên tố này có thể, vì áp lực nhảy qua một nguyên tử khác, và khi thay số điện tử như thế (đổi về số lượng) thì nguyên tử thuộc nguyên tố này biến thành nguyên tử thuộc nguyên tố kia. Bằng cách nhân tạo, ta có thể gây ra sự đổi loại, bởi vì trong thiên nhiên có sự đổi loại ấy, ta có sức đổi azote thành hydrogen “Trơ đá hóa vàng” không còn là cái mộng nữa, song làm như thế thì vàng ấy đắt hơn vàng đào ở dưới đất, bòn ở ngọn suối.

Nói tóm lại, trong tự nhiên giới, bất kỳ ở bộ phận nào ta cũng đều thấy sự biến đổi từ lượng qua chất, sự đột biến do tiệm tiến, do biến đổi liên tục, tăng hay giảm số lượng mà ra, Angen trả lời cho những ai vừa không nhận sự biến chất, vừa cho sự biến chất là thường tình.

Ở đây chúng tôi muốn nói riêng về toán học để phản đối bằng những bằng chứng chắc chắn những ai nói rằng trong toán học không có sự biến đổi về chất. Ai ai đều biết đường bầu dục biến thành đường Parabole khi mà số tâm sai của nó bằng 1, rồi số tâm sai lên quá 1 thì đường ấy lại biến thành hyperbole. Khảo cứu về hàm số ta thấy rằng đạo hàm quá 0 mà đổi dấu, thì hàm số đổi chiều biến thiên của nó, tức là đổi chất một cách đột ngột.

Hai hàm số vô hạn công với nhau có thể thành một hàm số hữu hạn. Phép tích phân cộng những đường thẳng với nhau thành một đường cong. Trong phép cộng hai vectơ, ta được một vectơ khác phương hướng.

Những tỉ dụ biến chất trong toán học cao cấp thì lại càng nhiều hơn nữa, song mấy tỉ dụ đơn giản trên đã đủ chứng minh rằng toán học phản ảnh hiện thực khác quan thì không thể không phản ảnh theo kiểu của nó sự biến đổi từ lượng sang chất.

Chúng ta lấy vài tỉ dụ để làm bằng cớ:

- Ta tiêu diệt sinh lực địch, đồng thời tăng quân của ta, đến một mực nào đó, thế quân bình, thế cầm cự giữa ta và địch bị vỡ đi, ta mạnh hơn địch, địch yếu hơn ta, ta phản công, địch bị tiêu diệt. Muốn đổi cái chất thì đánh vào cái lượng, đổi lượng đến mực nào thì chất phải đổi.

Không phải lúc nào cũng có thể tổng phản công; nó là kết quả của một công trình lâu dài gồm 2 nhiệm vụ, một là tiêu hao địch, hai là thêm quân ta, cho đến khi mất sự thăng bằng.

- Nông dân nhờ cách mạng điền địa mà có mỗi người một phần đất để cày. Tư hữu tập trung của phong kiến biến thành tư hữu phân tán của tiểu nông đó đã là một biến chất. Rồi, trong quá trình cách mạng, khi công nghệ phát triển khá mạnh, ta giúp đỡ nông dân hợp lại lại thành công cộng nông trường (như ở Liên xô và nhiều nước dân chủ nhân dân) thì kinh tế tiểu chủ, tiểu nông trở thành nông nghiệp xã hội chủ nghĩa; đó cũng là một sự biến chất.

- Ở xứ tư bản, thuộc địa, đại đa số nông dân và tiểu tư sản bị bóc lột, bị nghèo, mỗi năm một thêm rút cùng, anh bần nông bán đất, anh thủ công bán công cụ, vào đồn điền, hầm mỏ, thành ra công nhân đó cũng là lượng đổi thành chất. Hằng ngày ta trông thấy sự biến chất đau đớn ấy dưới chế độ thuộc địa trước đây.

- Phong trào công nông tăng tiến : bãi công lẻ tẻ, biểu tình lẻ tẻ rồi tới lúc tổng bãi công, biểu tình có vũ trang, tới mức đột biến: làm khởi nghĩa cách mạng vô sản chuyên chính thay thế cho tư bản chuyên chính; đó là biến đổi về chất do sự biến đổi về lượng (phát triển của tư bản chủ nghĩa, của phong trào nhân dân).

- Trong tập I, quyển “Tư bản luận” Mác đã đưa ra tỉ dụ sau đây về sự biến đổi từ lượng sang chất trong kinh tế học: trong một ngành công nghệ kia một người chủ có vốn, có máy, mướn một anh thợ, anh thợ làm mỗi ngày 8 giờ cho anh thợ, nghĩa là làm 8 giờ thì sản xuất ra đủ đồng lương mà chủ trả cho mình còn 4 giờ sau nữa thì anh thợ làm ra thặng giá cho người chủ. Nếu thế thì hễ người chủ kia muốn sống một đời sống bằng đời sống của anh thợ, hẳn phải có tiền, có khí cụ, có nguyên liệu đủ cho hai người thợ làm việc. Nhưng ta biết rằng tư bản không muốn sống bằng mực sống của anh công nhân, mà phải hơn và phải sản xuất tăng tiến lên (tái sản xuất mở rộng) cho vốn lời tăng tiến mãi. Người chủ với hai người công nhân như trên chưa phải là tư bản chính cống. Muốn sống bằng hai đời sống của anh thợ và muốn để ½ thặng giá vào vốn kinh doanh, thì người chủ phải đủ tiền, đủ máy, đủ vật liệu để mướn 8 người thợ; nghĩa là phải có 4 lần số vốn cần dùng khi mướn hai người như trước. Vậy theo Mác, không phải hễ có bất cứ số vốn nào cũng thành tư bản, số vốn phải được tích lũy lại đến mực nào đó thì một số vốn mới thành ra tư bản, người tiểu thủ mới thành ra nhà tư bản.

Nói tóm lại, lượng biến thành chất cũng là một quy luật phát triển của xã hội. Muốn tìm bao nhiêu bằng chứng cũng có. Song điều quan trọng chưa phải là tìm bằng chứng để chứng minh nó, điều quan trọng là nhận định rằng nó là một quy luật của hành động thực tiễn.

Sự biến đổi của lượng thành chất là một quy luật chung của vũ trụ. Nhưng không nên máy móc mà tưởng rằng bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào,đều có đột biến trong quá trình phát triển. Trong quá trình lượng đổi thành chất, không phải nhất thiết phải có sự “nổ bùng”; song ở nơi nào dù không có đột biến, không có nổ bùng, cũng có sự biến đổi từ lượng qua chất. Trong quyển “bàn về ngôn ngữ học” đồng chí Stalin nói:

Tỉ dụ Cách mạng tháng 10 năm 1917 là một sự đột biến. Còn xét trong quá trình biến chuyển của nông nghiệp Liên xô, khi nông nghiệp tiểu nông tiến lên nông nghiệp xã hội chủ nghĩa đại quy mô, thì sự biến chuyển ấy có giá trị bằng một cuộc cách mạng. Cách mạng ấy không có đánh đổ giai cấp này để đem giai cấp khác lên cầm quyền; nó là một cuộc cách mạng xảy ra dưới chánh quyền của giai cấp vô sản. Theo ý đồng chí Stalin, sở dĩ có cuộc cách mạng rất quan trọng như thế mà không có “nổ bùng”, đột biến, , đổ máu như một cuộc khởi nghĩa võ trang, vì đó là một cuộc cách mạng từ trên xuống, vì đó là sáng kiến của chánh quyền Xô-viết có đa số nông dân ủng ho. Dưới chánh quyền Xô-viết, Đảng nắm vững quy luật phát triển của xã hội, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, thì sự biến chất không nhất thiết phải trải qua đột biến, không cần có bạo động gì nữa. Và ngày nay, khi xã hội chủ nghĩa chuyển sang cộng sản chủ nghĩa, cũng sẽ không có đột biến, nổ bùng. Ngay ở xứ ta thì khi chế độ dân chủ nhân dân chuyển sang xã hội chủ nghĩa, vi có ba quyền của giai cấp công nhân, tuy sẽ có ít hay nhiều sự đàn áp đối với lực lượng phản động trong nước (điều ấy không thể nào tránh khỏi, và cũng chẳng tránh làm gì) ta có thể đoán được rằng sẽ không phải trải qua cuộc võ trang khởi nghĩa nào nữa, chỉ có thể còn nhiều dịp vất vả chống ngoại xâm.

Sự vận động sự biến chuyển không giống một hình tròn, lịch sử không phải ở trong vòng luẩn quẩn.

Đường ngay tiến lên cũng không tiêu biểu nổi sự vận động, nó chưa tỏ được sự biến chất, những khúc ngoặt của lịch sử: ”Biện chứng cao hơn, phong phú hơn, đúng hơn là tiến hóa luận thông tục”.

Dạng thức vận động gần nhất với nội dung biện chứng pháp là đường xoáy trôn ốc. Trong bài “Luận về biện chứng pháp “ Lênin nói:

Lênin thêm rằng :

Nói chung đường xoáy trôn ốc chỉ tỏ được sự phát triển, chỉ tỏ được những bước phát triển lên tầng cao hơn (tựa như ta lên lầu có khi ngó thấy như là ta trở lại chỗ cũ, kỳ thật đã lên tầng trên) đường cong này gồm đường tiến thẳng (mỗi đoạn của đường cong có thể xem như là đường thẳng). Cái mới vừa tiêu hủy cái cũ, vừa bao gồm cái cũ, vượt qua khỏi cái cũ, đi đến phức tạp hơn, sâu sắc hơn: sinh hoạt không tiêu diệt hẳn vật chất vô sinh mà bao gồm nó. Chế độ sau tiêu hủy chế độ trước, nhưng vẫn tiếp tục phát triển cái mức tiến bộ của lực lượng sản xuất. Trong tư tưởng cũng thế: lý luận về nguyên tử ngày nay tiến cao hơn, đi sâu hơn lý luận về nguyên tử thời cổ Hy-lạp. Gián đoạn và liên tục được bao gồm trong sự vận động theo hình trôn ốc, vô thủy vô chung.

Người cách mạng, người ái quốc tán dương khởi nghĩa của nhân dân, tán dương bạo lực cách mạng; có phải là vì họ khát máu đâu? Có phải vì họ không muốn hòa bình đâu? Trái lại vì lòng nhân của họ rộng lớn bao quát cả nhân loại như chủ nghĩa đại đồng của họ. Họ phản đối cái “trật tự” dựng trên xương máu của đa số con người. Họ quyết lập trật tự mới, công bằng hơn, và muốn đi đến đó thì không thể không theo quy luật phát triển chung của tự nhiên và xã hội, quy luật lượng biến thành chất. Những cuộc võ trang khởi nghĩa của dân, cuộc kháng chiến lâu dài của ta chẳng những có căn cứ trong lòng người, trong chính nghĩa, mà cũng có căn cứ trong quy luật tổng quát và tự nhiên của vũ trụ.

Siêu hình học không thừa nhận mâu thuẫn; đã là vật gì thì là vật ấy, không thể vừa có vừa không. Thực ra nếu người ta xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, mà không xem xét nó trong trạng thái động, thì tất nhiên phải đi đến kết luận “không mâu thuẫn”. Nếu tôi là tôi, không già đi, không trẻ lại; thì cần gì tìm mâu thuẫn, song nếu xem xét “tôi” trong quá trình sinh trưởng, lão, tử, thì phải thấy rằng trong cái sống của tôi, ngay trong lúc tôi sống, có những yếu tố gì nó dắt đến cái chết tất nhiên, lẽ sống và lẽ chết tồn tại đồng thời với nhau, duy, trong lúc đó, lẽ sống mạnh hơn cái chết, thì tôi lớn lên, lẽ chết mạnh hơn cái sống, thì tôi già xuống, già xuống đến ngày chết. Vậy nếu không thừa nhận mâu thuẫn nội tại của mọi sự vật thì sự nghiên cứu sự vật trong trạng thái tĩnh tại siêu hình này sẽ dắt đến siêu hình kia.

Angen nói:

Nếu phương pháp siêu hình gặp phải sự mâu thuẫn khách quan, thì nó sẽ không hiểu gì cả, nó sẽ tìm cách để không thấy “mâu thuẫn” hay nếu phủ nhận không được thì nó sẽ nói rằng khoa học bất lực. Song tự nhiên và xã hội đầy dẫy những mâu thuẫn khách quan; thế thì, nếu phủ nhận mâu thuẫn, sẽ không còn có khoa học nữa. Siêu hình học đi vào ngõ bế tắc.

Trong tập “bút ký” Lênin có nhận thấy rằng Kăng với những mâu thuẫn của lý trí, là một điểm nối liền với triết học ngày nay. Nhưng Lênin cũng nói thêm rằng, Kăng sai lầm ở chỗ ông ta tưởng rằng chỉ có bốn cái mâu thuẫn mà thôi, kỳ thật trong tất cả các khái niệm đều có sự thống nhất của những sự vật động trái ngược nhau.

Lịch sử hơn 100 năm nay là lịch sử thành công của biện chứng pháp duy vật. Trong một thời gian tương đối ngắn, nó chinh phục được nhiều khối óc hơn vô luận một hệ thống tư tưởng nào từ cổ đến kim. Trong một thời gian tương đối ngắn, nó giúp cải tạo vũ trụ và giải thoát con người, sâu hơn, đông hơn là vô luận chủ trương chính kiến nào của nghìn năm lịch sử. Tương lai còn dành cho nó nhiều thành công lớn hơn nữa; thành công lớn đó sẽ là tổng cộng của những thành công nhỏ mà từng người từng nhóm chúng ta thu lượm được khi học tập và ứng dụng biện chứng pháp trong mỗi lãnh vực đấu tranh của mình.

Lại đừng tưởng rằng bất cứ mâu thuẫn khách quan nào cũng thuộc vào phạm trù “mâu thuẫn biện chứng”. Nhà bác học Anh, ông Han-đan, trong quyển “Chủ nghĩa Mác và khoa học” chứng tỏ rằng ông chưa hiểu rõ chủ nghĩa Mác và biện chứng pháp Mác-xít khi ông đưa tỷ dụ “cái cứng cái mềm” làm bằng cho mâu thuẫn thống nhất. Nếu quả như Han-đan nói thì cái xanh cái đỏ, cái vuông cái tròn cũng là mâu thuẫn thống nhất nữa sao ? Chỉ là mâu thuẫn thống nhất, những xu hướng, những yếu tố nào trái nhau mà là một trong một sự vật, trong một hiện tượng; sự đấu tranh của những xu hướng đó, yếu tố đó phát sinh ra sự biến chuyển, sự vận động của sự vật, của hiện tượng.

Hê-gen trả lời cho siêu hình học khi siêu hình học tuyệt đối thừa nhận công thức A = A, và khi nó xem đó là chân lý tuyệt đối:

Mâu thuẫn thống nhất là thực tại rất phổ biến, đâu đâu cũng có.

- Có âm điện và dương điện mới thành ra điện;

- Vật chất, ánh sáng (ánh sáng cũng là vật chất) vừa là sóng vừa là hạt, vừa liên tục vừa gián đoạn;

- Các tinh tú vừa xô vừa hút với nhau, xô và hút là mâu thuẫn và thống nhất; nếu có hút mà không xô thì quả đất sẽ đâm sầm vào mặt trời, chảy hết, nếu có xô mà không hút thì nó sẽ du lịch xa quá, lạnh chết thôi, mà tới nay thì cỏ cây, cầm thú, con người không chết cháy mà cũng không chết lạnh;

- Ta thở ra và hít vào; cả sự sống là gồm hai hiện tượng đồng hóa và dị hóa đồng thời với nhau. Di truyền và tiến hóa là hai mâu thuẫn của một cái sống của các giống loài;

- Trong vật lý học, ai cũng biết có tác động va phản ứng, trong hóa học cũng thế;

- Chất nucléo-protéine, bước đầu của sự sống, bước nối liền giữa vô sinh và hữu sinh, là chất acide và baz hợp lại với nhau, bản thân nó là một mâu thuẫn thống nhất, thống nhất giữa hai chất, thống nhất, giữa vô sinh và hữu sinh;

- Sống là cuộc tranh đấu giữa cái sống và cái chết trong mỗi lúc; nhiều tế bào được thành hình và đồng thời nhiều tế bào bị tan rã.

- Mâu thuẫn căn bản trong bất cứ chế độ xã hội nào là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất (nghĩa là giữa sự quan hệ giữa con người và tự nhiên, với quan hệ giữa người và người); đến xã hội chủ nghĩa vẫn còn cái mâu thuẫn căn bản ấy; khác mấy đều là mâu thuẫn ấy được phát lộ ra bằng những hình thái khác nhau tùy theo chế độ và được giải quyết khác nhau cũng tùy theo chế độ.

- Mâu thuẫn giữa các giai cấp, chủ nô và nô lệ, phong kiến và nông dân, tư bản và vô sản; giai cấp tranh đấu là một trong những động cơ lớn nhất của lịch sử phát triển. Có tư bản và vô sản mới thành ra tư bản chủ nghĩa. Có nông dân và địa chủ mới thành ra phong kiến;

- Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sự sản xuất và tính chất cá nhân trong quyền sở hữu (trong chế độ tư bản);

- Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, giữa đế quốc với các dân tộc bị áp bức, giữa dân chủ và phản dân chủ, giữa lực lượng hòa bình và lực lượng gây chiến v.v…

- Chúng ta chú trọng vào mâu thuẫn trong toán học là một lãnh vực khoa học mà thường thường người ta nói rằng nó không thể chứa đựng mâu thuẫn, hễ mâu thuẫn tức là sai lầm. Đây này, toán học phản ảnh mâu thuẫn khách quan trong thực tại;

Trong số học (số học, đại số và giải tích) chúng ta đã nói rằng vì cần biểu diễn mọi mặt của tương quan về lượng nên người ta đi từ số nguyên đến số phân, tới đại số, mở rộng mãi khái niệm về số. Mỗi loại số, bản thân của nó là một mâu thuẫn thống nhất, số nguyên là tổng hợp những đơn vị phân biệt nhau mà lại giống như nhau, phân số lại tượng trưng hai phép mâu thuẫn nhau là nhân và chia, mà lại thống nhất trong phân số đó. Một đại số (số có dấu) gồm hai phần đối lập nhau, bổ khuyết cho nhau là trị số tuyệt đối (lượng) và chiều (chất) thống nhất với nhau thành một, để biểu diễn những đại lượng có chiều như nhiệt độ. Còn số vô tỷ thì có thể xác định do sự tụ hội của hai số liệt ngược chiều, một số liệt tiến và một số liệt lùi. Ảo số thống nhất hai phần đối lập, phần thực và phần ảo. Nói đến ảo số (phức số) vô cực (âm và dương) vi phân tích phân đều như thế cả.

Trong hình học thì có mâu thuẫn thống nhất không? Có. Một hình vừa cụ thể vừa là trừu tượng. Điểm là nhỏ bé vô cùng mà hợp lại thì thành đường, đường là mỏng mảnh vô cùng mà hợp lại tạo thành ra mặt. Trong hình học vectơ, thì chính cái khái niệm vectơ tổng hợp hai yếu tố khác hẳn nhau là số lượng và phương hướng. Hai đường cắt đứt nhau, mà cách chỗ cắt đứt bao xa đó, ta có thể coi hai đường là bình hành. Đường cong, mà một đoạn của nó là ngay. Cong mà ngay, chặt nhau mà bình hành! Quả mâu thuẫn! Song cũng là một sự thực mà toán học cao đẳng cần phải dùng đến luôn và nhờ nó mà lượm được kết quả rất đúng đắn. Lát nữa ta sẽ chứng minh rằng quá trình phát triển của toán học chính là sự giải quyết các mâu thuẫn. Ở đây chỉ cần nói rằng, những mâu thuẫn trong toán học không phải từ trong đầu óc biện chứng của nhà toán học mà xuất phát ra (vô số nhà tóan học trước Mác không rõ biện chứng pháp ); sở dĩ có mâu thuẫn mà thống nhất trong toán học, vì toán học phản ảnh (gần đúng, gần chính xác) những hiện thực khách quan.

Lênin cũng nói rằng:

Trong quyển “Phản đối Đuy-ring”, Angen nói rằng chẳng những mâu thuẫn là một sự thực tại, mâu thuẫn cũng là một “lực lượng”. Luận về biện chứng pháp (xem phụ lục của quyển “Duy vật luận và kinh nghiệm phê phán luận”) Lênin cũng nói rằng:

Lênin nói rằng thường lệ thì có hai cách quan niệm về sự tiến hóa; cách thứ nhất là xem sự tiến hóa tăng hay giảm; cách thứ nhì là xem sự tiến hóa như là thống nhất của mâu thuẫn, đấu tranh giữa mâu thuẫn.

Xin trích thêm một đoạn nữa của Lênin cũng trong bài “Bàn về biện chứng pháp” để chứng minh rằng Lênin xem sự “tự thân vận động” là căn bản, xem sự đấu tranh giữa những mâu thuẫn nội tại là nguồn cỗi chính sự vận động.

Chúng ta có thể nói rằng “tự thân vận động” là một trong những điểm mà Lênin phát triển biện chứng pháp Mác-xít cao hơn trước. Vấn đề căn nguyên của sự vận động, căn nguyên của sự biến chuyển, của sự tiến hóa là một vấn đề rất lớn trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; nó đã làm khô cạn rất nhiều mực, mòn gẫy rất nhiều bút: duy thần, cơ giới và biện chứng tranh đấu nhau, mà rốt cục thì chỉ có duy vật biện chứng giải đáp vấn đề này một cách thỏa mãn, khoa học, chính xác.

Trừ ra người mù, ai cũng thấy rằng trời xoay, đất chuyển, vật đổi, sao dời, người sống kẻ chết. Đó là sự vận động. Tại sao có vận động ? Cho đến những nhà khoa học tiến bộ như Đề-các, vì không hiểu căn nguyên của sự vận động nên nói liều rằng “khởi thủy” ông Thượng Đế toàn lượng toàn năng lấy ngón tay búng vào vũ trụ một cái rồi tự đó đến chừ cả vũ trụ cứ xoay dần, cứ vận động. Cách giải thích này, ngày nay, chưa ắt đã làm trò cười cho bầy trẻ được.

Hay là nhiều nhà khoa học tư bản cắt nghĩa sự tiến hóa bằng mục đích luận: cả vũ trụ tiến hóa để thực hiện một mục đích nào đó, mục đích ấy có thể (theo từng người) là mục đích của đấng Thượng đế chí thiện, chí mỹ, có thể là mục đích “cố hữu nằm trong sự vật”.

Tất cả duy thần, duy tâm đó đều tìm căn nguyên, lý do của sự vận động, sự tiến hóa ở ngoài sự vật. Theo lời Lênin, tìm ở ngoài thì gặp Thượng Đế. Đúng như thế. Gặp Thượng đế là phản khoa học, phản tiến bộ.

Cũng có người “Mác-xít” tìm động cơ cách mạng ở trong mâu thuẫn giữa các nước đế quốc chứ không phải bên trong mỗi nước giữa vô sản với tư bản (Bu-kha-rin); hoặc tìm khả năng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nơi các sức vô sản Âu châu, ở bên ngoài Liên xô mà trái lại không tin rằng Liên xô có đủ điều kiện nội tại để xây dựng xã hội chủ nghĩa thắng lợi (Tơ-rốt-ky). Ở Việt Nam thì độ trước, lắm người mong mỏi tin tưởng rằng Nhật bản sẽ đem lại độc lập cho Việt Nam, chứ bản thân người Việt Nam không làm cách mạng giải phóng dân tộc được. Tìm động cơ tiến hóa ở bên ngoài như thế, họ không gặp Thượng đế, mà cả Trốt-ky Bu-kha-rin và một số người Việt gặp đế quốc, gặp phản động có thể trở thành phản cách mạng, trở thành tay sai của kẻ xâm lược.

Đừng thấy mâu thuẫn mà sợ.

Mâu thuẫn nội tại là nguồn gốc tiến hóa; mâu thuẫn là một sức mạnh; sự tự thân vận động là chính; nói chung ảnh hưởng bên ngoài là phụ, là thứ yếu. Sự vận động của một hệ thống mặt trời, cũng như của một nguyên tử (với hạt nhân và các điện tử của nó) là gốc ở sự hấp dẫn, thu hút, ở mâu thuẫn giữa các điện lực âm, dương trong bản thân của nó. Trong sinh vật cũng thế, nếu không còn mâu thuẫn giữa hô hấp, giữa đồng hóa và dị hóa nữa thì sinh vật chết đi, và sự vật vô sinh cũng tan đi. Lẽ tất nhiên hoàn cảnh chu vi có ảnh hưởng rất mạnh, nhưng nói chung đó là thứ yếu; bản thân sự vật không có khả năng tiến hóa (ví dụ như hạt lúa mục, lúa lép) thì vô luận nước phân nào cũng không làm cho nó mọc được; cũng như nếu một dân tộc chưa làm cách mạng được, nghĩa là chưa đủ sức tự thân giải quyết những mâu thuẫn nội tại của nước nhà thì không thể nào ai làm cách mạng dùm cho nó được. Chính vì thế mà đồng chí Stalin nói rằng cách mạng không phải là món hàng nhập cảng.

Trong lĩnh vực xã hội lịch sử ta thấy rõ sự tự thân vận động đó. Duy vật lịch sử dạy cho chúng ta biết rằng điều quyết định trong sự tiến hóa của xã hội từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ cho đến nay là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất, rằng trong các chế độ có giai cấp thì giai cấp tranh đấu là động cơ của lịch sử. Giải quyết mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn giai cấp là nguồn gốc của sự tiến bộ.

Tiến hóa gốc ở sự mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, trước hết là mâu thuẫn bản thân. Mác nói rằng: Nhân loại không đặt ra những vấn đề mà chính nó không giải quyết được bởi vì sở dĩ vấn đề được đặt ra là tại đến lúc các điều kiện đã có để mà giải quyết nó, cho nên các mâu thuẫn đều được giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn này thì nẩy nở mâu thuẫn khác đến lúc các mâu thuẫn đó lại đòi phải giải quyết. Sự tiến bộ là ở đó. Không có gì đáng kinh sợ khi đứng trước mâu thuẫn. Mao Trạch Đông nói:

Nói một cách khác, sự phát triển là gì ? Là sự giải quyết các mâu thuẫn trong mọi sự vật; sự vận động là gì ? Là sự xung đột mà thống nhất của mâu thuẫn trong mọi sự vật. Giải quyết rồi lại sinh mâu thuẫn, mâu thuẫn rồi lại giải quyết, cứ như thế mãi, từ thấp lên cao.

Gần đây, bên Pháp có một số anh em ta đăng bài trong tạp chí Nouvelle critique (Tạp chí Mác-xít mà mọi người nên đọc) nói rằng danh từ mâu thuẫn thống nhất là một danh từ kiểu Hê-gen, lù mù, nên bỏ, bởi vì, ví dụ như không có thống nhất hay đồng nhất gì giữa hòa bình và chiến tranh cả. Xin góp những ý kiến bất đồng:

Nói mâu thuẫn thống nhất (hay đồng nhất) là nói đến hai mặt cùng một lúc: mặt thống nhất và mặt đấu tranh; mâu thuẫn dù đối kháng vẫn có mặt thống nhất, mà hòa bình và chiến tranh là một loại đối kháng. Theo Lê-nin thì biện chứng pháp là một học thuyết nghiên cứu vì sao mà đối lập có thể thống nhất, lại vì sao biến thành thống nhất. Tư bản độc quyền chủ chiến, thì lẽ tất nhiên nhân dân lao động bênh vực hòa bình; cả hai đều trong một thể tức xã hội hiện đại cũng như có giai cấp tư bản và giai cấp công nhân mới thành xã hội tư bản. Hòa bình và chiến tranh đấu tranh nhau, chuyển hóa nhau, trong lúc chiến tranh có phong trào hòa bình, ta chiến tranh với ý chí xây dựng hòa bình, lâu dài, còn địch thì trong hòa bình chuẩn bị chiến tranh; các mặt mâu thuẫn đó không thể cô lập mà tồn tại trong xã hội ngày nay cũng như nếu không có sống thì không có chết, không có họa thì không phúc, không có tư bản thì không có vô sản, không có thực dân thì không có thuộc địa chống chọi nhau mà liên hệ lẫn nhau, chuyên hóa nhau, tính chất đó gọi là thống nhất. Không có gì mà phải sợ cả, cũng như không sợ dùng chữ duy vật; miễn là kề bên tính thống nhất, phải thấy tính đấu tranh, đặc biệt là trong trường hợp mâu thuẫn đối kháng như chiến tranh và hòa bình, đấu tranh cho đến khi mâu thuẫn ấy không còn nữa, mà nó không còn nữa thì lại có loại mâu thuẫn của thống nhất khác.

Thái độ của vô sản trong khi nghiên cứu các vấn đề là thái độ khách quan. Quan điểm đó là quan điểm khoa học. Mà sở dĩ chúng ta là khách quan, không dấu diếm, che đậy mâu thuẫn là bởi vì có giải quyết mâu thuẫn mới có tiến bộ, mới giải phóng được công nhân, và với sự giải phóng công nhân là sự giải phóng nhân loại. Cho nên Mác, An-gen, Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông phơi bầy tất cả các mâu thuẫn của chế độ tư bản và triệt để chủ trương giai cấp tranh đấu. Ngược lại thì bọn cải lương đệ nhị quốc tế dấu diếm che đậy những mâu thuẫn của tư bản, nói láo rằng độc quyền giảm sự cạnh tranh, bằng sự tham gia lợi tức làm cho vô sản có quyền lợi liên kết với tư bản, rằng nền dân chủ tư sản có thể làm cho giai cấp công nhân lần lần lên nắm chính quyền mà khỏi phải khởi nghĩa võ trang gì cả. Sự xung khắc nhau giữa cộng sản và xã hội cải lương có một căn cứ về phương pháp tư tưởng, mà chính của nó là căn cứ về chính trị giai cấp.

Ngay trong chế độ Xô-viết, Đảng Cộng sản Liên Xô dựa vào phương pháp tư tưởng Mác-xít, cũng cứ phơi bày những mâu thuẫn, để giải quyết mâu thuẫn. Ví dụ mâu thuẫn giữa bần cố nông, và phú nông, giải quyết mâu thuẫn ấy lúc cần bằng thủ tiêu lối bóc lột phú nông (bằng cách biến phú nông thành những người lao động không bóc lột) dựa trên sự công cộng hóa nông nghiệp. Trong lúc đó thì phương pháp tư tưởng siêu hình của Bu-kha-rin dấu diếm mâu thuẫn ấy và muốn cho phú nông vào ngay trong các nông trường công cộng.

Gần đây trong quyển “Những vấn đề kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên-xô” Stalin cũng chỉ rõ những trạng thái mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất, chỉ rõ rằng tương quan sản xuất ở thôn quê Xô-viết đi trễ hơn lực lượng sản xuất, cho nên cần phải giải quyết mâu thuẫn đó, và phải nâng cao dần tài sản nông trường công cộng lên trình độ tài sản quốc gia. Đồng chí Stalin căn dặn các nhà kinh tế học Xô-viết là phải ghi lấy các mâu thuẫn để kịp thời giải quyết. Như thế là trong chế độ không giai cấp vẫn có những mâu thuẫn xuất hiện, giải quyết mâu thuẫn ấy là đẩy xã hội tới trước, duy khác với trước kia là, ở trong chế độ Xô-viết, chính quyền trông thấy mâu thuẫn, kịp thời giải quyết mâu thuẫn chớ không để cho mâu thuẫn ấy tiến đến trình độ đối kháng làm trở ngại cho sự phát triển.

Cũng theo đường lối và phương pháp biện chứng, những lãnh tụ cách mạng Việt nam nghiên cứu tình hình Việt Nam, phô bày các mâu thuẫn hiện tại để giải quyết mâu thuẫn ấy bằng cuộc tranh đấu quyết liệt, không phải bằng cách thỏa hiệp. Cứ xem phương pháp của Trường Chinh trong đoạn “Xã hội Việt Nam” của quyển “Bàn về cách mạng Việt Nam…” thì rõ. Từ trước đến nay, chúng ta nhận định rằng cuộc cách mạng dân tộc giải phóng là một cuộc giai cấp tranh đấu; hiện nay căn bản là tranh đấu giữa nhân dân do vô sản lãnh đạo chống đế quốc phong kiến. Theo chỉ thị và phương pháp Stalin “không bót nghẹt giai cấp tranh đấu mà làm giai cấp tranh đấu đến nơi đến chốn”, Trung Quốc và Việt Nam đương phát động quần chúng, phát động nông dân đấu tranh mà không sợ “vỡ đoàn kết”, đẩy mạnh cuộc cách mạng đến trước, thắt chặt thêm sự đoàn kết ở thôn quê, sự đoàn kết giữa toàn dân.

Các mâu thuẫn trong hệ thống tư bản cuối cùng chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng ở các xứ đó do dân xứ đó làm (cách mạng không phải là món hàng xuất cảng), mà đấu tranh cho hòa bình cũng là cách động viên nhân dân xứ đế quốc đấu tranh chống giai cấp thống trị ở xứ họ. Đối với cách mạng, trong một nước dù nhỏ dù lớn, sự tự lực cánh sinh là chính mà viện trợ từ bên ngoài là thứ yếu; sự viện trợ chỉ có lợi lớn là khi nào nó giúp vào, nó đẩy mạnh sự tự lực cánh sinh. Ở đây ta thấy rõ vấn đề căn nguyên của vận động, vấn đề “tự thân vận động” có một ý nghĩa thực hành rất lớn.

Hay là: phát động nông dân tranh đấu thì ở thôn quê đoàn kết, uy thế chính trị, thế lực kinh tế của địa chủ cường hào sập xuống thì bần cố nông thành một khối rất vững, thu hút chặt chẽ trung nông vào đó, trung nông khỏi sự lung lạc của địa chủ; địa chủ sập xuống và bần cố nông đoàn kết thì phú nông sẽ không theo địa chủ; họ phải nghiêng theo khối nông dân lao động. Ngay những phần tử địa chủ ngoan cố bị sập xuống thì cũng phải tuân theo chính sách, thi hành chính sách, chớ không phải như trước: miệng nói đoàn kết và kháng chiến mà thực sự chia rẽ và chống kháng chiến. Hơn nữa, các từng lớp khác như thương gia, như trí thức, thấy rõ lực lượng của nông dân, thấy chính nghĩa, sẽ đứng hẳn về phía nông dân. Lương giáo càng đoàn kết hơn nữa, một khi nông dân công giáo tranh đấu thắng lợi với địa chủ nhà chung, địa chủ nhà chung này càng có uy thế kinh tế chính trị bao nhiêu thì càng chia rẽ lương giáo bấy nhiêu, phá kháng chiến bấy nhiêu; uy thế ấy càng mất thì đại đa số nhân dân thôn quê mới đoàn kết chặt chẽ. Trong thực tế thì nơi nào đã phát động quần chúng thành công thì nơi ấy lương giáo hết thành kiến đố kỵ nhau, mà giúp đỡ nhau cùng nhau gách vác việc làng nước.

Tranh đấu và đoàn kết là một sự thống nhất là thế.

Một ánh sáng “tự nhiên” đồng thời là phân cực và không phân cực. Đó là một điều mới trong vật lý học, mà, nếu không thấm nhuần biện chứng pháp thì ngơ ngác, không hiểu nổi, cũng như lúc đầu, các nhà bác học siêu hình không hiểu tại sao ánh sáng lại vừa hạt (gián đoạn) vừa là sóng (liên tục).

Ngay về vấn đề hạt và sóng này, những nhà bác học siêu hình đứng trước sự thật khách quan, họ không thể chối cãi được, nhưng họ lại tìm cách đi tránh cái mâu thuẫn thống nhất, họ bẻ vẹo sự thật khách quan đi. Họ chia cắt hai mặt của cái mâu thuẫn thống nhất, hạt và sóng. Họ nói rằng, trong một số trường hợp thì vật chất (gồm cả ánh sáng) biểu hiện ra tính chất hạt, và chỉ hạt thôi; còn trong một số trường hợp khác thì nó biểu hiện ra tính chất sóng và chỉ có sóng thôi.

Vavilốp và các học trò của ông căn cứ vào lời chỉ dẫn của Stalin về mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn thống nhất, đã làm vô số thí nghiệm để đả phá các lý thuyết sai lầm, cơ giới, siêu hình về tính chất hạt sóng của vật chất. Các thí nghiệm của Vivalốp, mà người ta có thể trông thấy bằng hai mắt trơn, chứng tỏ một cách không chối cãi được rằng tính chất sóng hạt của vật chất bao giờ cũng đi đôi với nhau (Vavilốp “Con mắt và mặt trời”)

“Dùng phương pháp khác nhau để giải quyết mâu thuẫn khác nhau” là thế.

Ví dụ như trong xã hội Việt Nam ngày nay mà không thấy mâu thuẫn chính là giữa nhân dân với thực dân, giữa nông dân với phong kiến, trái lại, nếu thấy mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản là chính thì chủ trương cách mạng sẽ sai lạc hoàn toàn; sắp ngang hàng cũng là sai lầm nguy hiểm.

Song, thấy mâu thuẫn chính yếu mà không thấy mâu thuẫn thứ yếu thì cũng là sai lầm, nguy hiểm, thiếu sót, vô nguyên tắc.

Đối kháng ấy dắt đến chiến tranh, dắt đến cách mạng (cách mạng là chiến tranh giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, áp bức và bị áp bức).

Nhiệm vụ của ta là xem xét chính xác coi nơi nào có đối kháng, lúc nào có đối kháng. Nơi nào lúc nào có đối kháng, thì đấu tranh phải quyết liệt mới giải quyết được. Nơi nào lúc nào không có hay chưa có đối kháng mà đấu tranh quá gay gắt lại có khi không hợp, sinh ra thất bại.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ không có đối kháng như trong tư bản chủ nghĩa : nhưng hãy còn mâu thuẫn. Đối kháng rất cần, rất tất yếu ở xã hội trước, sẽ là một cái dở, cái xấu trong xã hội sau ; nhiệm vụ của ta là làm cách mạng trong xã hội trước, không lùi bước trước những lúc phải nắm vũ khí trong tay ; nhưng nhiệm vụ ta, trong xã hội sau là phải theo dõi mâu thuẫn, êm ái giải quyết mâu thuẫn khi nó cần giải quyết. Tựa như là : mâu thuẫn giữa tư tưởng vô sản và tư tưởng tiểu nông không phải là đối kháng, thì cần giải quyết một cách khác hơn là giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa tư tưởng gây chiến của độc quyền đế quốc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân lao động.

Đến thế kỷ 19, biện chứng pháp mới được hoàn thành. Còn trong lịch sử của tư tưởng nhân loại thì luận lý học (hình thức) được Aritốt sáng lập từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Ở Trung Quốc, luận lý học đã manh nha trong những cuộc tranh luận giữa các phái danh gia, Mặc gia, Nho gia, Đạo gia. Khoa luận lý học, Pháp gọi là logique, Nga gọi là logika, v.v… đều do chữ Hylạp “Logos” mà ra; logos là tư tưởng. An độ xưa gọi là nhân minh, Trung Quốc trước đây gọi là luận lý, bây giờ gọi là La-tập (theo phiên âm Việt Nam). Trong tiếng Việt Nam, hãy còn dùng chữ luận lý, thì ta hẳn giữ chữ luận lý, theo nội dung ý nghĩa sẽ trình bày sau đây. Luận lý học thuộc một giáo trình khác biện chứng pháp; ở đây chỉ nói rất sơ lược để tìm thấy mối tương quan giữa luận lý học và biện chứng pháp.

Mỗi khoa học đều có đối tượng của nó. Các khoa học khác đều lấy tư tưởng làm công cụ để nghiên cứu đối tượng của mình. Luận lý học thì lấy tư tưởng làm đối tượng nghiên cứu, nó tìm quy luật chính xác của tư tưởng.

Tư tưởng là hình thái tối cao của tâm lý con người; nó riêng biệt cho con người. Hằng ngày, trong cuộc sống cũng như trong sự nghiên cứu xã hội và vũ trụ, chúng ta đều cần vận dụng tư tưởng.

Mà tư tưởng thì, có khi nó chính xác, có khi nó sai lầm; sai lầm nghĩa là trái ngược hay chênh lệch với thực tế khách quan; chính xác là phù hợp với thực tế khách quan. Song, đúng hay sai với thực tế khách quan cũng chưa đủ, cần phải vận dụng tư tưởng như thế nào, bằng những cách gì, thì mới đạt những kết quả chính xác ? Nói một cách khác, sự vận dụng tư tưởng phải theo những hình thức nào thì mới đạt được nội dung và kết quả đúng ? Luận lý học hình thức không nghiên cứu toàn bộ các quy luật của tư tưởng; đối tượng của nó chỉ là những hình thức cần phải theo để làm cho tư tưởng được chính xác.

Công thức của quy luật này là A=A.

Tôi là người Việt nam; thì tôi là người Việt nam, không phải là người Nhật bản.

Người là người, không thể vừa là người vừa là thần linh, ma quỷ được.

Con sông là con sông, không thể đồng thời là dải núi được.

Suốt trong một loạt hành động, ta phải giữ A = A; ví dụ, cái cốc pha lê trong vắt, dễ vỡ; thì, khi tôi uống rượu vang, màu rượu vang tuy vàng nhưng tôi phải nhớ rằng cái cốc trong; tôi thấy người ta đánh rơi cái thìa không gẫy, nhưng tôi không giả vờ bỏ rơi chiếc cốc pha lê xuống sàn. Như thế là tôi có luận lý với tôi, tiền hậu như nhất trong hành động. Cũng tiền hậu như nhất, khi bảo rằng đế quốc tham tàn, tôi tranh đấu chống nó; nếu tôi nói nó tham tàn mà tôi lại đồng thời nhờ nó giúp tôi xây dựng độc lập, thì tôi trước sau không như một, tôi bất nhất với tôi, tôi không luận lý, tôi sai.

Tên B là ăn cướp, nó gặp tôi giữa rừng, nó định cướp tôi, tôi định chống nó. Cọp đến; nó và tôi không muốn bị cọp ăn; nó và tôi vừa đánh cọp, vừa kêu làng; làng xóm đến, cọp chạy, ai về nhà nấy. B là ăn cướp mà tôi cùng nó tạm hợp tác; cái đó không đồng nhất, nhưng tôi có báo trước, có đưa những điều kiện mới xảy ra, điều kiện đó là cọp đến. Tôi không trái với luận lý, tôi làm đúng luận lý.

Đối với thực dân: chỉ có thể nói rằng nó bóc lột, áp bức. Không có thể nói rằng nó vừa bóc lột áp bức, vừa giúp cho ta độc lập phú cường.

Tờ giấy này trắng; chỉ có thể nói nó là trắng; không thể nói nó trắng và đen. Hoa hồng này thơm, chỉ có thể nói nó là thơm, không thể nói nó thơm và thối.

Nếu nói nó thơm và thối, nó áp bức ta và giúp đỡ ta, thì mâu thuẫn; mâu thuẫn là sai lầm.

Ở đây cần đặc biệt chú ý đến sự hạn chế của thời gian, không gian, điều kiện: lúa cần mưa mới tốt; nhưng lúc đã trổ bông mà trời mưa mãi thì không tốt. Rét thì ăn cơm ngon, mau lớn lên, nhưng đối với trẻ kia, còn đối với già thì nếu rét lắm, ăn ngủ không được, mau già thêm.

Công thức của quy luật này là; A không phải là cái khác A.

Quy luật này là một mức triển khai của luật đồng nhất A = A.

Có hai ý kiến: đế quốc Mỹ là kẻ thù, đế quốc Mỹ là người bạn. Người Việt nam chỉ phải chọn một cái đúng. Mỹ là thù, không thể nói nó là thù và là bạn.

Công thức của luật này là A là B hoặc không là B.

Quy luật này cũng là sự triển khai của hai quy luật trên.

Công thức của quy luật này là: có A vì có B.

Có những sự vật chỉ cần một lý do là đầy đủ. Lại có những sự vật cần nhiều lý do mới rõ. Nên công thức trở thành có A vì có B, có B vì có C, v.v… như vậy phải đi đến lý do rõ rệt nhất mới là đầy đủ: đê vỡ vì nước nhiều, vì đê yếu, nước nhiều vì mưa to, đê yếu vì giặc Pháp bắn dân hộ đê v.v…

Khái niệm về con người kết hợp những cộng tính của con người: làm công cụ, sản xuất, tư tưởng v.v…

Khái niệm về động vật: những loài người, thú cầm biết đi đi lại lại.

Khái niệm về sinh vật: những loài động vật, thực vật có sinh mệnh.

Khái niệm rất cần thiết cho sự phán đoán, cho khoa học, nó phản ảnh thực tế khách quan trong vũ trụ, nó phản ảnh những đặc tính cơ bản và cộng đồng của đối tượng.

Phán đoán là liên hệ nhiều khái niệm lại để làm nổi lên cái ý mình muốn nói.

Hà nội là Thủ đô nước Việt nam dân chủ cộng hoà; Hà nội là đối tượng để phê phán, là chủ từ; “Thủ đô nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà” là thuật từ; “là” là liên từ.

Một phán đoán đúng là một phán đoán đúng với thực tế; một phán đoán sai là một phán đoán trái với thực tế khách quan.

Có phán đoán về tồn tại (Hà nội đẹp, Hà nội không phải là xấu; Hà nội không phải một tỉnh lỵ). Có phán đoán về suy xét (người này có ngày sẽ chết, những người này có ngày sẽ chết, mọi người có ngày sẽ chết). Có phán đoán về tất yếu (cây hồng là một thực vật; mặt trời mọc thì chim vui vẻ hát; chạy nhảy thì người nóng lên). Ba loại phán đoán cũng là ba bực phán đoán, đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ hiện tượng đến quy luật. Trong khoa học vật lý, ba bực phán đoán đó có thể được soi sáng bằng ba tỉ dụ sau đây: xưa nay người ta biết rằng “cọ xát sinh ra nhiệt”. Năm 1842, Mai-de và Jun-lơ nói: “mỗi vận động cơ giới đều có thể sinh ra nhiệt”. Năm 1845, Mai-de nói: “Mỗi hình thức của sự vận động, trong những điều kiện nhất định, chuyển biến một cách trực tiếp hay gián tiếp thành một hình thức vận động khác”. Ba tỉ dụ này là ba bực phán đoán; đi từ tồn tại của sự vật đến quy luật của sự vật.

Vậy phải xây dựng luận lý học hình thức trên cơ sở vững chắc của duy vật luận biện chứng. Luận lý hình thức phụ thuộc vào biện chứng pháp tựa như vật lý, hoá học, sử học v.v… phụ thuộc vào biện chứng pháp.

Một phương diện khác, đứng về phương diện luận lý hình thức là khoa học chuyên môn mà xét, thì bất cứ tư tưởng nào, kể cả tư tưởng biện chứng đều cần đến luận lý hình thức. Một người theo biện chứng pháp muốn khỏi tự mâu thuẫn trong lý luận, trong suy luận thì không thể nào không theo quy luật “không mâu thuẫn” của luận lý hình thức; bởi vì hơn ai cả, hơn bất cứ tư tưởng nào, tư tưởng biện chứng cần phải xác định có căn cứ, trước sau nhất trí. Ở đây chúng ta xin mở một cái ngoặc: không phải rằng luận lý hình thức nhất thiết và tuyệt đối bài trừ mâu thuẫn đâu, nó dạy rằng, nếu có mâu thuẫn thì cái mâu thuẫn ấy phải là có ý thức, có được cho biết trước; ví dụ như nói “giai cấp vô sản không tán thành chính thể đại nghị tư sản vì chính thể này là một hình thái của tư bản chuyên chính; nhưng trong lúc lực lượng phát xít lăm le chiếm chính quyền, lăm le thủ tiêu dân chủ tư sản thì giai cấp vô sản chủ trương bênh vực dân chủ ấy.” Nói có cho hay trước, có báo trước, có ý thức như thế, thì mâu thuẫn mới trở thành không trái với luật “không mâu thuẫn” và trước sau tư tưởng vẫn được nhất trí, xác định.

Song nói rằng người theo biện chứng pháp phải tuân theo quy luật của luận lý hình thức, không phải là bảo rằng khoa học biện chứng pháp phải phục tùng khoa học luận lý hình thức đâu. Sự tư tưởng khác với khoa học về tư tưởng, tuy có dính dấp nhau. Người làm toán đại số thường thường phải dùng đến những phép tính đơn giản của toán thuật, song có phải vì thế mà bảo rằng đại số phải phục tùng toán thuật đâu ? Vả chăng biện chứng pháp có một đối tượng cao hơn, rộng hơn nhiều so với đối tượng của luận lý hình thức là một khoa học chuyên môn.

Hơn nữa, nếu chỉ nắm được quy luật và hình thức của tư tưởng, chúng ta chưa nắm được chân lý, ngay chân lý của cái bộ môn riêng mà một khoa học chuyên môn nghiên cứu. Muốn nắm được chân lý, phải có một điều kiện không thể thiếu, là nắm được một triết học chính xác: duy vật luận biện chứng pháp. Chính vì lẽ này mà Angen đã bảo rằng biện chứng pháp cao hơn luận lý hình thức không những vì nó đả phá phạm vi chật hẹp của luận lý hình thức, mà cũng vì “bản thân nó chứa đựng mầm mống của một vũ trụ quan rộng rãi hơn”; chữ “đả phá” ở đây có ý nghĩa là “phủ định” biện chứng, là vượt qua, là nhận thấy nó thiếu sót, hẹp hòi, phải có một phương pháp cao đẳng cho nó có thể đi vào những nhận thức cao đẳng, phức tạp; “đả phá” đây không phải là thủ tiêu luận lý hình thức đặng trên tro tàn của nó dựng lên luận lý học biện chứng như có người “Mác xít” đã toan làm mà thất bại.

Nói tóm lại, chủ nghĩa Mác không bài trừ luận lý hình thức, luận lý hình thức vẫn cần cho sự diễn tả tư tưởng, cho sự nghiên cứu sự vật. Nếu hiểu luận lý hình thức thì càng hiểu biện chứng pháp. Luận lý hình thức không phải là thượng tầng kiến trúc trên cơ sở kinh tế; tương quan giữa luận lý học và biện chứng pháp là tương quan giữa một phương pháp nhận thức sơ cấp và một phương pháp nhận thức cao cấp, giữa một khoa học chuyên môn và những nguyên tắc lãnh đạo các khoa học.

Trong các lớp trung cấp nên học môn luận lý hình thức cũng như đến cuối phổ thông và bước vào đại học, cần học biện chứng pháp. Học biện chứng pháp trong triết học, trong tinh thần của các giáo trình sử, địa, văn, toán, lý, hóa, vạn ; học biện chứng pháp trong hành động cụ thể của chính quyền dân chủ nhân dân, trong sự nghiệp lãnh đạo của đảng tiền phong. Vô luận ở nhà trường hay công xưởng, đồng ruộng hay dinh trại, nếu có hướng dẫn, nếu có suy nghĩ, thì mỗi người chúng ta đều được học biện chứng pháp.

Học biện chứng pháp là học phương pháp tư tưởng, rèn tinh thần cách mạng, chí khí đấu tranh nuôi dưỡng đức tin ở ngày mai.

Nếu tự nhiên là đá thử vàng của biện chứng pháp thì công tác (bao gồm cả công tác lý luận khoa học văn nghệ) là thi trường của người học biện chứng pháp.

Đừng tưởng rằng biện chứng pháp thừa nhận bất cứ mâu thuẫn nào. Mâu thuẫn về hình thức là sai lầm. Ví dụ trong một bài diễn văn: trên nói rằng thực dân là áp bức, bóc lột, xấu; dưới lại kết luận rằng thực dân tự thủ tiêu, đế quốc trao trả độc lập dân tộc, bảo vệ nền độc lập ấy, đó là mâu thuẫn luận lý, đó là sai lầm. Hay ví dụ Jésus là người, là thần, là cha, là con, cha của con ấy mà con ấy lại là cha của con ấy; đó là mâu thuẫn luận lý không thừa nhận được, vì nó sai lầm mê hoặc. Đứng về mặt này thì biện chứng pháp tán đồng với luận lý hình thức, và hơn ai cả, biện chứng ứng dụng luật đồng nhất của luận lý hình thức, không bồi bổ luật đồng nhất ấy. Người theo phương pháp biện chứng không mâu thuẫn với mình mà tiền hậu nhất trí.

No comments:

Post a Comment

The most valuable asset you can possess is a positive attitude about life

---"--I CAN DO IT --"---

"DE + KHO = LAM DUOC"